Khi chuẩn bị hồ sơ để xin visa du lịch, visa du học hoặc đi lao động ở nước ngoài, việc chứng minh năng lực tài chính là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn có được sự chấp thuận của lãnh sự quán. Và sổ tiết kiệm chính là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Thế nhưng không ít người trong số đó vẫn còn khá băn khoăn với câu hỏi “Làm sổ tiết kiệm xin visa có cần phải đứng tên chính chủ hay không?”
Bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm câu trả lời thật thỏa đáng nhé!
Nội Dung
Sổ tiết kiệm để xin visa? Có thực sự cần thiết?
Câu trả lời là có. Sổ tiết kiệm chính là cách thức chứng minh tài chính quan trọng, được Lãnh sự quán đánh giá rất cao. Khi sử dụng sổ tiết kiệm, độ tin cậy của hồ sơ sẽ được tăng cao. Dùng sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính sẽ đáp ứng được yêu cầu của nhiều quốc gia, phổ biến như Nhật, Hàn, Mỹ hay Canada. Thực tế đã nhiều người khi có nhu cầu xin visa sử dụng sổ tiết kiệm để chứng minh tài chính và đậu visa như mong muốn.
Làm sổ tiết kiệm có bắt buộc đứng tên chính chủ không?
Nhiều trường hợp làm sổ tiết kiệm để xin visa không cần phải là chính chủ nhưng sẽ có sự khác biệt lớn về giá trị thuyết phục cũng như độ tin cậy của hồ sơ. Ta có thể phân tách thành hai trường hợp, cụ thể như sau:
– Những trường hợp nên đứng tên chính chủ trong sổ tiết kiệm:
+ Bạn xin visa đi lao động, xin visa đi du lịch hoặc xin visa đi du học và đảm bảo đủ từ 18 tuổi trở lên.
+ Tên trên sổ tiết kiệm trùng khớp với tên của người nộp hồ sơ xin visa sẽ được đánh giá cao về độ trung thực, giúp Đại sứ quán/Lãnh sự quán dễ dàng hơn trong việc đối chiếu, kiểm chứng (nếu cần)
– Những trường hợp có thể sử dụng sổ tiết kiệm mang tên người khác
+ Người bảo lãnh tài chính: bố, mẹ ruột trong trường hợp là du học sinh; là vợ, chồng hợp pháp; con cái trong trường hợp đi cùng gia đình hoặc họ đứng ra để lo về mặt chi phí.
+ Để sử dụng sổ tiết kiệm mang tên người khác khi xin visa, cần cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, hộ khẩu, giấy tờ tùy thân của cả 2 bên.
+ Ngoài ra, cần cung cấp thêm giấy tờ chứng minh cam kết như thư bảo lãnh tài chính, thể hiện rõ mục đích, số tiền và cam kết chi trả cùng Giấy xác nhận sở hữu sổ tiết kiệm.
Những điểm cần phải lưu ý khi không đứng tên chính chủ trong sổ tiết kiệm xin visa
– Cẩn đảm bảo rằng hạn chế nhờ những người không có mối quan hệ ruột thịt để đứng tin tên trong sổ tiết kiệm xem visa. Bởi nếu bạn làm như vậy chính là đang tự đặt mình vào rủi ro, thậm chí là rơi vào tình trạng tiền mất tật mang. Dùng sổ tiết kiệm mang tên người khác để xin visa cũng sẽ gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh (khi cần).
– Trong trường hợp buộc phải dùng sổ của người khác, nên yêu cầu kèm theo sao kê tài khoản cũng như những giấy tờ tài sản khác. Vì thường cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu chứng minh, thay vì yêu cầu cung cấp giấy tờ một cách lắt nhắt, lẻ tẻ thì nên yêu cầu ngay từ đầu để họ cung cấp một lần và đồng bộ.
– Sử dụng sổ tiết kiệm không chính chủ có thể bị cơ quan có thẩm quyền đánh giá không trung thực và nghi ngờ khi tham gia phỏng vấn và không giải trình một cách rõ ràng, chuẩn xác.
Một số kinh nghiệm thực tế dành cho bạn khi sử dụng sổ tiết kiệm để xin visa.
– Ưu tiên sử dụng sổ tiết kiệm đứng tên chính chủ nếu như bạn có đủ khả năng tài chính và tiềm lực để mở sổ.
– Nếu là du học sinh, việc bố, mẹ đứng tên trên sổ tiết kiệm nên được chứng nhận rõ ràng và có giấy tờ chứng minh kèm theo.
– Cần phải chuẩn bị bổ sung đủ giấy tờ để chứng minh quan hệ
Kết luận
Làm sổ tiết kiệm để xin visa không bắt buộc phải đứng tên chính chủ nhưng sẽ đảm bảo thuận tiện hơn và sẽ có tính thuyết phục hơn khi nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan chức năng. Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề này và chưa có hướng giải quyết thỏa đáng, hy vọng rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp được bạn ít nhiều. Đặc biệt, nếu bạn muốn được hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi – lamsodosohong.com hoặc hotline số 056 6314656 ngay hôm nay nhé!
.